Thưa quý vị,
Thế là event kết thúc với nhiều bài xuất sắc và thật khó để chọn ra một bài đoạt giải. Thông qua bình chọn, bài viết sau của 'Tiện hữu' Hà Miên đã dẫn đầu với 6 phiếu bầu. Xin chúc mừng bạn!
"Người quạnh vắng âm thầm trên đỉnh muộn
Ta lang thang lạnh lẽo dưới gốc sầu
Thò tay bứt ngọn ngò, đứt ruột
Nghe trăm năm nhỏ lại một lần đau.
Đêm lạnh quá! thương một bàn tay nhỏ
Nghe thinh không rỏ xuống một giọt màu
Người vẫn đó mà kiếp này chẳng đặng
Có khi nào ta ủ ấm đời nhau?"
Thơ 1234
Một bài thơ không tựa, chỉ vỏn vẹn có hai khổ thơ và tám câu, nhưng khi tôi đọc bất chợt giật mình ấn tượng. Tôi tự hỏi chẳng lẽ mình quá suy diễn chăng? Nhưng không! Không thể nào được. Bởi vì nó quá rõ ràng, quá rạch ròi. Chẳng qua nó được che đậy bằng một lớp thơ hết sức truyền cảm và say đắm. Khiến ban đầu khi đọc lướt qua người ta không thể nào phân biệt đâu là thơ, đâu là sex.
Tôi không hề lộng ngôn! Bởi, tôi đã thấy và cảm nhận một cách rất rõ ràng. Một cảm nhận rất riêng tư và dường như không có ý định bài bác, mà chỉ là hoan thưởng cho người nghệ sĩ, hay nói đúng hơn là cho chính tác giả bài thơ này.
Xưa nay sex vốn là thứ mà luôn luôn theo sát con người. Từ lúc bắt đầu dậy thì cho đến khi trưởng thành về sau. Sex luôn là sự rình rập, chào mời, tò mò…thường trực. Trong thơ ca cũng vậy. Không nói đến những bài thơ, những áng văn liên quan đến sex. Ngay cũng những bài thuần túy về tình yêu đôi lứa. tất cả cũng chỉ là khám phá hay gợi mở một tiền đề về sau, mà đỉnh điểm thăng hoa cũng chẳng phải là sex đó sao.
Nói như vậy để mọi người thấy rằng: Giống như tình yêu, sex luôn là đề tài muôn thuở.
Trở lại với bài thơ trên tôi thấy đây là một bài thơ có chứa đựng nhiều ẩn ngữ. Ngôn từ trong bài thơ này đầy rầy những mật ngữ thâm sâu. Vừa muốn giải bày, vừa muốn lột tả. Nó là hành trình của sự uất ức, đau thương cũng vừa là một sự khát khao mong muốn được giải phóng. Một sự tập trung năng lượng cao độ để chực chờ được kết tinh và phóng lên bề mặt thi dựng bằng một lớp sương mờ ảo. Giống như nhà thơ nào đó từng thốt rằng:” Em như làn sương khói thoảng bay qua”. Thoáng bất chợt, ngập ngừng…Phải chăng tác giả bài thơ này vẫn còn điều gì đó cố tình che giấu chúng ta? Mời các bạn hãy cùng tôi vén tấm màn bí mật này lên.
"Người quạnh vắng âm thầm trên đỉnh muộn
Ta lang thang lạnh lẽo dưới gốc sầu
Thò tay bứt ngọn ngò, đứt ruột
Nghe trăm năm nhỏ lại một lần đau.
Ngay khổ thơ đầu chính tác giả đã vẽ lên một bức tranh u uất. Bằng những lời thơ thống thiết và dường như có chút bất nhẫn trong lòng.
"Người quạnh vắng âm thầm trên đỉnh muộn
Ta lang thang lạnh lẽo dưới gốc sầu
Hai câu thơ đầu nó giống như một lời hỏi thăm, một sự chia sẻ và thông cảm cho nhau. Người và Ta dường như là sự chỉ định rõ ràng của hai nhân vật. “Người quạnh vắng” và “Ta lang thang” nó mang tính đối xứng cho hai câu thơ. Vậy “người” nào quạnh vắng trên đỉnh muộn? “đỉnh muộn” là một từ rất đắt để diễn tả cho câu thơ này. Thông thường từ “đỉnh” chỉ để diễn tả sự tột cùng. Như “lên đỉnh” chẳng hạn. Chính xác là nó! “trên đỉnh muộn “ phải chăng là “lên đỉnh sau”. Bởi “muộn” chính là “sau”. Vậy thì ngay câu thơ đầu tiên tác giả đã nhắn nhủ rằng. Không phải nhắn nhủ mà hẳn là lời tâm sự.
Thấy người “lên đỉnh” muộn màng nên ta cũng rất buồn.
“Người và Ta” ở đây tuy hai mà một. Tuy khác nhau về lối xưng hô nhưng thật sự chỉ có một hình ảnh. Hình ảnh “dưới gốc sầu” đã khắc họa phần nào sự trung thực của tác giả. Tôi sực nhớ đến một bài thơ của Green của Paul Verlaine được HVN dịch có câu như vầy:
"Ta gục đầu trên nét ngực thanh tân
Nghe tiếng hôn như thể lần sau cuối
Xin cho nguôi cơn bão lòng réo gọi
Để ta ngủ vùi dưới cội Tình Em."
Dưới gốc sầu chính là cội rễ. Nơi nỗi buồn tua tủa đâm ngang. Là cội nguồn của nguyên lý, là cái gốc để biểu lộ sự sảng khoái và u sầu. Nếu như "cội Tình Em" trong thơ HVN là tượng trưng cho niềm say sưa, miệt mài đắm đuối. Thì "gốc sầu" của 1234 là sự lạnh lẽo, cô đơn của một số phận. Cũng đều là ước muốn ở "gốc, cội" nhưng với HVN thì muốn được cùng Em ngủ sâu miệt mài, còn 1234 thỉ chỉ tự xử chính mình, tự mình song kiếm hợp bích mà thôi.
Bạn đã từng nghe câu "nhất tiễn hạ song điêu" (một mũi tên bắn trung hai con chim) thì chắc cũng phải nghe câu "Nhất điêu hạ song thủ" (một con chim bắt hai đôi tay phải chụp), cũng không có gì là đáng ngạc nhiên đúng không?
Đến bây giờ bạn đã thấy những mật ngữ của tác giải muốn truyền tải rồi chứ? Nó giống như là một hành động, một thú tiêu khiển rất tao nhã của các văn nhân , mặc khách…thú vui không tổn hại ai và chỉ có “người và ta” hay nói như Quốc Bảo là “ Còn ta với nồng nàn”. Giống như lấy vô thường đối chọi với vĩnh cữu. Vô thường ở đây là hành động, còn vĩnh cữu là ý niệm. Sự đối xứng nhau rất hợp lý và tài tình.
Không phải ngoa ngoắt nói rằng toàn bộ bài thơ này chỉ để diễn tả về một hành động Lên và Xuống. Đó là áp dụng nguyên lý vô thường để khai thác một vấn đề hết sức nhạy cảm.
Mà thực sự nó là như thế…nên bắt buộc phải thế.
Thò tay bứt ngọn ngò, đứt ruột
Nghe trăm năm nhỏ lại một lần đau.
Nếu như những lời trên các bạn cho là tôi suy diễn thì cụm từ “thò tay” không là chỉ về hành động hay sao? (Còn hơn nữa "thò tay" là "thày to". Thầy to hay thấy to? Cái này phải hỏi lại tác giả.)
Mượn hình ảnh ca dao: “Đưa tay anh bứt cọng ngò/ thương em đứt ruột giả đò ngó lơ” để chỉ về một hình ảnh khác thì xưa nay hiếm. Chỉ có 1234 mới có như vậy. Nghe câu:
Thò tay bứt ngọn ngò đứt ruột” cứ như là Bùi Giáng cảm thán vậy:
Bây giờ em ở nơi đâu,
Cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao?
“Ngọn ngò” của 1234 với cọng” cỏ” trong Bùi Giáng sao mà nó giống nhau đến thế? Cứ nghe như là một sự chua chát. Nhưng 1234 thì diễn tả trực quan hơn, rõ ràng hơn. Bạn thử ngắt “cọng ngò” của mình đi thử có nghe đau hay không. Đừng nói là “trăm năm” mà ngay đến ngàn năm , triệu năm vẫn còn nguyên giá trị. Nó chỉ thay đổi họa chăng là chỉ có "cọng ngò" của búp bê của Nhật và Trung Quốc. “Trăm năm nhỏ lại một lần” nghe như là sấm truyền , muốn vỡ mật thất kinh. Một lần nghe qua đã muốn vỡ mật rồi cần gì đến trăm năm.
Tiếp tục là một sự gắn kết về hình ảnh:
Đêm lạnh quá! thương một bàn tay nhỏ
Nghe thinh không rỏ xuống một giọt màu
Sau khi “trên đỉnh” hơi muộn thì đến thời điểm này tác giả đã vỡ ra. Nói cho đúng thì sau khi nhổ “cọng ngò” thì tác giả đã “ứa” nước mắt mà khóc. Đêm lạnh là biểu hiện của sự rùng mình (tôi nhớ tác giả mắc phải bịnh thận nên vì thế mà cảm nhận nhanh chăng?) còn “bàn tay nhỏ” chỉ là một hành động., một dấu tích đã được khẳng định lại. Cái hay và bất ngờ ở đây là “nghe thinh không rỏ xuống một giọt màu” Nghe sao nó cứ hoang liêu và đầy chất bi tráng đến thế.
Từ thinh không có giọt màu nào đó vừa rơi xuống?
Nếu như “thinh không” chỉ để diễn tả cho một hình ảnh không rõ ràng, chưa kịp phân định. Nó như một mảng gì đó vô hình nhưng gợi cho người ta liên tưởng đến sự trắng trắng, mờ mờ chưa kịp phân biệt thì “giọt màu” là cái để khiến người ta nhận thấy rõ nhất. "giọt màu" chính là giọt đã có màu, vậy giữa cái trắng trắng mờ mờ của thinh không mà một khi có màu không phải nó đục lại để dễ dàng nhận thấy hay sao?
Đó là một hình ảnh bi tráng nhất được tác giả thể hiện. Một cảm hứng trào dâng bất tận lên đến đỉnh diểm và được phát tiết ra để kết tinh rơi xuống, ứa ra và hội tụ thành một giọt màu trăng trắng.
Đến bây giờ ta hình dung xem có phải bàn tay nhỏ kia có đáng thương không?
Vâng! Bàn tay đã run run đón nhận giọt màu kia như ơn mưa móc. Thật cảm động xiết bao. Vui mừng đó, hứng chí đó rồi rùng mình, trầm mặc đó. Vậy không bi tráng thì là cái gì?
“Người và ta” lúc này như đang chơi vơi, "Ta" không thể có được cái ta muốn, thì "người" cũng vậy. Bây giờ chỉ là sự trợ giúp nhau mà thôi. Trợ giúp về tinh thần và cùng nhất quán trong một hành động. “Ấp ủ đời nhau” như là một hiệp ước được kí kết từ đôi bàn tay đáng thương , khổ ải, lên xuống thăng trầm. Nhưng vẫn còn đó sự hoài nghi. Bởi thời gian thì quá dài, mà “người và ta” chỉ là phút hứng khởi thoáng chốc.
“Người vẫn đó mà kiếp này chẳng đặng
Có khi nào ta ủ ấm đời nhau?"
Liệu rằng sau này ta có được niềm vui thì có còn “thương bàn tay “ kia không? Nhưng mọi sự âu cũng là duyên là nghiệp. nếu số phận buộc chặt ta về phía cô đơn thì “người” vẫn là người bạn đồng hành tốt nhất. Phút xao xuyến lòng từ đó nhỏ giọt màu ra.
Đây là một bài thơ diễn tả một hình ảnh và một tâm trạng vinh quang và cay đắng, tột đỉnh và vũng sầu rất toàn bích và siêu phàm. Nói như kiếm hiệp thì là: Bằng một lưỡi dao lam, tác giả đã bổ xuống thành một thứ mà nó có uy lực còn hơn cả Đồ Long đao. Bài thơ xây dựng một hình ảnh rất đẹp, lồng ghép với những lời thơ mượt mà. Tạo cảm giác rất thích thú và tràn đầy hứng khởi cho người đọc. một bài thơ kinh điển góp phần cho kế hoạch hóa gia đình mà tác giả đã thẩm thấu và du dương một cách thành công bằng những ẩn ngữ sâu lắng.
Đến đây tiện nữ xin dừng bút!
hà miên
p/s: Nguồn gốc của bài thơ: http://blog.yahoo.com/saobien1234/articles/198523/index
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét